UAVF với phái đoàn doanh nghiệp Cộng hòa Slovenia


1. Tăng cường hợp tác – Networking UAVF với phái đoàn doanh nghiệp Slovenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Phó thủ tướng Cộng hòa Slovenia, một số doanh nghiệp thành viên Hội cựu du học sinh Pháp tại Việt Nam (UAVF) đã có một buổi gặp gỡ thân mật với phái đoàn doanh nghiệp Cộng hòa Slovenia. Sự hội ngộ này đã tạo ra cơ hội quý báu để các doanh nghiệp từ hai nước tìm hiểu, trao đổi tiềm năng và thúc đẩy triển khai thực chất các hợp tác kinh doanh mới.

Những hoạt động như vậy thêm phần đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Slovenia thời gian tới đây. Sự kiện được tổ chức bởi Phòng thương mại và công nghiệp Slovenia tại Việt Nam cùng Beta Group.

2. Slovenia đánh giá cao môi trường kinh doanh đầu tư tại Việt Nam

Trong hai ngày 22-23/5 vừa qua, một sự kiện đáng chú ý vừa diễn ra tại thủ đô Hà Nội khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đón Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Slovenia, bà Tanja Fajon, trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam. Buổi gặp mặt này đã làm nổi bật sự quan tâm và cam kết của hai bên trong việc tăng cường hợp tác song phương.

Trong cuộc gặp, Phó Thủ tướng Fajon đã tán dương những lợi thế về thị trường, nguồn nhân lực và môi trường kinh doanh đầu tư tại Việt Nam mà Slovenia đánh giá cao. Điều này cho thấy sự đồng lòng và sẵn lòng của cả hai nước trong việc mở rộng hợp tác kinh tế và đầu tư.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (phải) tiếp Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề châu Âu Slovenia Tanja Fajon. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị tăng cường trao đổi đoàn các cấp, cũng như giữa các bộ, ngành, địa phương, nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương trong bối cảnh hai nước sắp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2024. Điều này sẽ góp phần tăng cường sự kết nối và sự hiểu biết giữa hai bên, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng hợp tác toàn diện giữa Slovenia và Việt Nam.

Trong lĩnh vực kinh tế – thương mại, hai nước đã duy trì đà tăng trưởng đáng kể. Kim ngạch thương mại hai chiều trong năm 2022 đã vượt qua kỷ lục, đạt hơn 570 triệu USD, tăng 15% so với năm 2021. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị Slovenia tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam có thể tiếp cận thị trường Slovenia và Liên minh châu Âu (EU).

Ngoài ra, Thủ tướng cũng đề nghị Slovenia sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU (EVIPA) và thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam.

3. Đôi nét về nền kinh tế Công hòa Slovenia

Slovenia tọa lạc tại Trung và Nam Âu và giáp với Địa Trung Hải, có cảng quốc tế và thuận tiện giao thương Xuất Nhập khẩu với nhiều quốc gia Tây Âu, Đông Âu: Slovenia giáp với Italy về phía Tây, giáp với Áo về phía Bắc, giáp với Hungary về phía Đông Bắc, giáp với Croatia về phía Đông và phía Nam.

Slovenia là quốc gia Nam Âu, Slovenia (Cộng hòa Slovenia) mới tuyên bố độc lập vào tháng 6/1991 và được kết nạp vào Liên minh châu Âu (EU) năm 2004.
Slovenia là một quốc gia chuyển đổi khá thành công từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, với kết quả tích cực trong tư nhân hóa nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, giải quyết thất nghiệp, ổn định đồng tiền, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài và hiện đại hóa hệ thống thuế.

Slovenia hiện đang là thành viên của EU, NATO (5/2004), Liên hợp quốc (gia nhập ngày 22/5/1992), OSCE (24/3/1992) và WTO (30/7/1995). Nước này hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu (6/2021-12/2021).

Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao (66%) trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Slovenia, tiếp đến là công nghiệp (32%) và nông nghiệp (2%). Xuất khẩu là động lực quan trọng giúp phát triển kinh tế nước này khi chiếm hơn 84% GDP, cao hơn mức trung bình 49% của EU.

Slovenia hoàn toàn mở cửa cho đầu tư nước ngoài, phù hợp với các nguyên tắc của EU và OECD, đồng thời không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các lĩnh vực kinh tế thu hút FDI nhất là sản xuất (đặc biệt là sản phẩm kim loại, thiết bị điện và quang học, và linh kiện ô tô), sản phẩm hóa chất, sản phẩm từ nhựa, giấy, dược phẩm, cao su, bán buôn, bán lẻ và tư vấn kinh doanh.

Nguồn: Thế giới và Việt Nam

Leave a comment